Khi nào cần nhổ răng?
Nhổ răng được tiến hành khi các răng đến tuổi thay, răng bị bệnh hoặc tự tồn tại của răng gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.
Nhiều trường hợp răng đã lung lay mà không rụng, hoặc đến tuổi thay rồi mà vì một lý do gì đó không lung lay, gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn thay thế, lúc này cần đưa bé đi nhổ răng sớm và kiểm tra, theo dõi quá trình mọc răng vĩnh viễn thay thế cho nó
Nhổ răng tại nha khoa Như Hoa với các trang thiết bị và phương tiện hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống vô trùng an toàn tuyệt đối cùng đội ngũ các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt nỗi lo khi nhổ răng. Khi áp dụng phương pháp nhổ răng không đau, ngoại trừ những tác động như phải xuyên mũi kim vào mô mềm và bơm thuốc tê sau khi chích sẽ làm rách mô, thì các cơn đau về răng hàm mặt dường như được loại bỏ trong quá trình điều trị.
Các kỹ thuật giúp nhổ răng không đau mà Nha khoa Như Hoa đang áp dụng
Quy trình nhổ răng không đau tại nha khoa Như Hoa
Lưu ý sau khi nhổ răng
Thời điểm tốt nhất nhổ răng khôn của mỗi người là từ 18-25 tuổi, khi chân răng mới chỉ hình thành được một nửa, chưa bám sâu vào hàm. Khi tuổi càng cao, trường hợp phải phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn, quá trình lành thương, hậu phẫu kéo dài…
Bệnh nhân nên cân nhắc nhổ răng khôn trong các trường hợp sau:
– Răng khôn mọc gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
– Trường hợp không gây ra biến chứng nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.
– Răng khôn dù mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống gây lở loét nướu hàm đối diện.
– Sâu răng: Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày gây sâu răng. Đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra.
– Viêm lợi: Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được). Bệnh viêm lợi này tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.
– Huỷ hoại xương và răng xung quanh: Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.
– Trước khi đi đến nhổ răng khôn, các bệnh nhân cần được xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định.
– Trước ngày nhổ răng, bạn nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…
– Lấy cao răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng.
– Nên nhổ răng vào buổi sáng, cần ăn sáng đầy đủ trước khi nhổ răng. Bệnh nhân cần giữ tâm lý thoải mái, không nên quá căng thẳng trước khi nhổ răng. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.
4 vấn đề hay gặp sau nhổ răng là sưng, đau, sốt và chảy máu. Để khắc phục, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng và tuân thủ các biện pháp duy trì cục máu đông như: không súc miệng mạnh, khạc nhổ trong vòng 6 giờ sau khi nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò. Thay vào đó, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng.
Nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa.
Đang bị viêm răng lợi
Trước khi nhổ răng khôn, bạn nên đi xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định của nha sĩ, đồng thời trình bày rõ bệnh lý cá nhân của mình để nha sĩ đưa ra lời khuyên chính xác thời điểm đúng để nhổ răng.
Trong đó, những người đang bị viêm răng, viêm lợi thì không nên nhổ răng vì dễ gây viêm nhiễm nặng. Đặc biệt trong quá trình khâu, nếu không vệ sinh kỹ sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hại về sau.
Mới ốm dậy
Đây chính là thời điểm cơ thể đang bị suy yếu về hệ miễn dịch, giảm khả năng động máu. Do đó, việc phục hồi vết thương trong quá trình nhổ răng sẽ gặp khó khăn nên cực kỳ có hại. Bên cạnh đó, sức chịu đau của người ốm rất kém, cơ thể dễ bị suy kiệt nên việc nhổ răng lúc này sẽ gây ra những hậu quả khó lường trước.
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt
Ở trong kỳ kinh nguyệt, hormone của phụ nữ thường tăng cao nên gây ra tình trạng hôi miệng, viêm răng lợi… Do vậy, việc nhổ răng lúc này dễ gây viêm nhiễm răng lợi, thậm chí còn khiến bạn bị mất máu nhiều hơn.
Phụ nữ mang thai
Lượng canxi trong cơ thể của người đang mang thai có sự xáo trộn nên gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình nhổ răng. Lúc này, việc nhổ răng sẽ dễ gây viêm nhiễm và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Ngoài ra, người mang bầu cũng không nên dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hay thuốc kháng sinh khi cảm thấy đau nhức răng mà chưa hỏi qua sự chỉ định của bác sĩ.
Nhổ răng khôn tuy chỉ là một tiểu phẫu, nhưng bệnh nhân cần lựa chọn các phòng khám uy tín để quá trình nhổ răng không gây ra các biến chứng hậu phẫu như ảnh hưởng dây thần kinh, máu chảy nhiều, nhiễm trùng, viêm nhiễm…
Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí về dịch vụ nhổ răng tại Nha khoa Như Hoa!
Địa chỉ : Nha khoa NHư Hoa, số 24 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0974.06.2222 – 0935.06.2222
Email: nhakhoanhuhoa@gmail.com